Trọng Hiếu hé lộ loạt ảnh cũ, tiết lộ đam mê ca hát từ bé
Sự thay đổi nằm ở các chính sách của Xiaomi đối với việc mở khóa bootloader nhằm nâng cao tính bảo mật và bảo vệ người dùng khỏi các hành vi lạm dụng. Đây được xem như là miếng đánh của công ty đối với các mẫu smartphone xách tay có nguồn gốc từ thị trường Trung Quốc và đang bày bán tại nhiều cửa hàng Việt Nam với giá rẻ hơn nhiều so với các phiên bản phân phối chính thức, hoặc bản quốc tế.Vậy quy định mới có ý nghĩa ra sao khiến người mua các mẫu smartphone Xiaomi nội địa phải cảm thấy lo lắng? Để giải đáp câu hỏi này, chúng ta cần hiểu rõ hơn về chính sách mở khóa bootloader của Xiaomi. Về cơ bản, đây là chính sách cho phép người dùng thực hiện các thay đổi đối với phần mềm của thiết bị, chẳng hạn như root (chỉnh sửa thư mục tệp của hệ điều hành).Tính năng này thường được sử dụng bởi các lập trình viên hoặc người dùng có kinh nghiệm nhưng được khai thác để giúp người dùng mua smartphone Xiaomi với giá rẻ hơn nhiều so với mức giá mà họ phải trả cho các nhà phân phối Xiaomi chính hãng. Tuy nhiên, lý do mà Xiaomi đưa ra cho việc siết chặt bootloader nằm ở vấn đề "bảo mật".Với chính sách mới, người dùng giờ đây phải trả lời các câu hỏi về việc đủ điều kiện, đăng ký, liên kết tài khoản với thiết bị. Quan trọng hơn, quá trình thực hiện tất cả các bước này trên cùng một thiết bị. Điều đó giúp ngăn chặn các sửa đổi trái phép một cách hiệu quả hơn.Kết quả là kể từ bây giờ, sau khi nhận được ủy quyền mở khóa, người dùng chỉ có 14 ngày (tương đương 336 giờ) để hoàn tất quy trình liên kết và mở khóa. Nếu không thực hiện trong thời gian này, giấy phép sẽ bị vô hiệu và không thể cấp lại hoặc gia hạn.Hơn nữa, Xiaomi cũng đã đặt ra quy định mới, theo đó mỗi người dùng chỉ được mở khóa một thiết bị trong vòng 12 tháng. Điều này trái ngược với chính sách trước đây khi người dùng có thể mở khóa tối đa ba thiết bị trong cả thị trường Trung Quốc và toàn cầu.Đặc biệt, tất cả thao tác liên quan đến việc mở khóa bootloader phải được thực hiện bởi chủ tài khoản Xiaomi đã được xác minh. Nếu người dùng cố gắng sử dụng tài khoản của mình để mở khóa thiết bị không phải của họ có thể đối mặt với các hậu quả nghiêm trọng, bao gồm đình chỉ tài khoản vĩnh viễn hoặc thậm chí là hành động pháp lý.Với những gì đã xảy ra, có lẽ đã đến lúc mọi người cần tránh xa việc mua các mẫu smartphone nội địa đến từ thương hiệu Xiaomi. Ngay cả khi giá bán của chúng rẻ hơn vài triệu đồng, sự phiền hà sẽ khiến trải nghiệm của người dùng trở nên khó chịu rất nhiều.Cô gái Việt Nam được nhạc sĩ nổi tiếng người Pháp nhận nuôi bây giờ ra sao?
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Nguyễn Văn Được, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.Thủ tướng cũng phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Phan Văn Mãi để nhận nhiệm vụ mới. Cả 2 quyết định trên được Thủ tướng ký ngày 28.2.Trước đó, ngày 20.2, tại kỳ họp lần thứ 21, HĐND TP.HCM bỏ phiếu bầu ông Nguyễn Văn Được, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM giữ chức Chủ tịch UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2021 - 2026 với 83/84 phiếu bầu.Ông Nguyễn Văn Được làm Chủ tịch UBND TP.HCM thay thế ông Phan Văn Mãi vừa được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội từ ngày 18.2.Hiện Thường trực UBND TP.HCM gồm ông Nguyễn Văn Được (Chủ tịch) và 5 phó chủ tịch là các ông, bà: Dương Ngọc Hải (thường trực), Võ Văn Hoan, Nguyễn Văn Dũng, Bùi Xuân Cường và Trần Thị Diệu Thúy.Ông Nguyễn Văn Được, 57 tuổi, quê H.Bến Lức, tỉnh Long An, trình độ thạc sĩ địa chất học, cử nhân địa chất, cao cấp lý luận chính trị. Ông là cán bộ trưởng thành từ cơ sở trong lĩnh vực đất đai, từng giữ chức Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Long An, Bí thư Huyện ủy Tân Thạnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Long An.Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ XI diễn ra tháng 10.2020, ông Được giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, rồi được bầu vào Trung ương Đảng từ tháng 1.2021. Đến tháng 2.2025, Bộ Chính trị phân công ông Được giữ chức Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.
Giá vàng hôm nay 18.4.2024: Vàng nhẫn 'neo' gần 77 triệu đồng một lượng
Bên cạnh đó, không thiếu các giả thuyết được đưa ra nhằm giải thích sự tồn tại từ ban đầu của Rujm el-Hiri. Dù vẫn chưa chạm đến sự thật giúp giải mã bí ẩn liên quan đến quần thể đá phương Đông, báo cáo đăng trên chuyên san Remote Sensing đã loại trừ được một giả thuyết phổ biến về sự tồn tại của cấu trúc cổ xưa.Các nhà nghiên cứu bác bỏ khả năng Rujm el-Hiri là một đài quan sát thiên văn, ít nhất theo như quan điểm của đài thiên văn thời hiện đại. Lý do là mặt đất bên dưới quần thể đá đặc biệt này vẫn đang di chuyển.Mỗi năm, các đĩa kiến tạo bên dưới khu vực xung quanh Cao nguyên Golan dịch chuyển từ 0,8 đến 1,5 cm. Điều này có nghĩa Ruim el-Hiri, hiện cách bờ đông của biển Galilee khoảng 16 km, đã dịch chuyển 40 m so với điểm ban đầu trong 4.000 năm qua.Sự dịch chuyển như trên đã hoàn toàn phá vỡ sự sắp xếp thẳng hàng nguyên thủy của cấu trúc đá."Rujm el-Hiri xoay theo chiều kim đồng hồ và chuyển dịch khỏi vị trí ban đầu đến hàng chục mét", báo cáo viết. "Điều đó có nghĩa phương hướng hiện tại của các bức tường xuyên tâm và lối vào không còn như lúc 4.000 đến 2.000 năm trước công nguyên. Vì thế không tồn tại khả năng cấu trúc đá được cố ý xếp thẳng hàng với các thiên thể như đồn đoán lâu nay", báo cáo nêu rõ.Các nhà nghiên cứu kết luận Ruim el-Hiri khó có thể là đài thiên văn.Lần đầu được phát hiện năm 1968, cấu trúc đá là sự tồn tại bí ẩn và không mang theo manh mối nào có thể giải thích tại sao người xưa lại xây dựng nên quần thể này.Với đường kính 150 m, chu vi của Ruim el-Hiri trải rộng khoảng 500 m.Một quần thể quy mô như thế chắc chắn phải phục vụ mục đích đặc biệt và nhiều khả năng quan trọng. Đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục tìm cách giải mã bí ẩn đằng sau Ruim el-Hiri.
Sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky từ chối đề xuất ban đầu của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent, thì vấn đề Kyiv duy trì tiếp cận internet vệ tinh Starlink đã được đưa ra thảo luận giữa các quan chức hai nước, theo Reuters dẫn 3 nguồn thạo tin ngày 22.2. Hiện Starlink là nhà cung cấp kết nối internet quan trọng cho người dân và quân đội Ukraine. Vấn đề trên đã được nêu ra một lần nữa trong cuộc họp giữa Đặc phái viên Mỹ về Ukraine Keith Kellogg và Tổng thống Zelensky hôm 20.2. Nguồn tin của Reuters cho biết trong cuộc họp, Ukraine được thông báo rằng họ sẽ phải đối mặt với nguy cơ ngừng cung cấp dịch vụ nếu không đạt được thỏa thuận về các khoáng sản quan trọng. "Ukraine họat động dựa trên Starlink. Họ coi đó là 'ngôi sao định hướng' của họ. Do đó, mất Starlink sẽ là một đòn giáng mạnh", theo nguồn tin.Tổng thống Zelensky hôm 19.2 bác bỏ yêu cầu của Mỹ về 500 tỉ USD tài nguyên khoáng sản từ Ukraine để trả nợ cho viện trợ thời chiến từ Washington. Ông nhấn mạnh, Mỹ chưa hề cung cấp số tiền lớn như vậy và thỏa thuận được đề xuất cũng không đưa ra bất kỳ đảm bảo an ninh cụ thể nào.Tuy nhiên, đến hôm 21.2, Tổng thống Zelensky cho biết các nhóm của Mỹ và Ukraine đang làm việc để đạt được một thỏa thuận, đồng thời nhà lãnh đạo Mỹ Donald Trump cho biết ông hy vọng thỏa thuận sẽ sớm được ký kết. Phía Mỹ, Ukraine và SpaceX chưa bình luận về các thông tin mới trên. Bà Melinda Haring, thành viên tại Hội đồng Đại Tây Dương (Mỹ), đánh giá Starlink rất cần thiết cho hoạt động máy bay không người lái (UAV) của Ukraine, một trụ cột quan trọng trong chiến lược quân sự của nước này. Do vậy, việc mất Starlink sẽ là một bước ngoặt quyết định cục diện xung đột".Trước đó, tỉ phú Elon Musk - ông chủ SpaceX đã chuyển hàng nghìn thiết bị đầu cuối Starlink đến Ukraine để thay thế các dịch vụ truyền thông bị phá hủy sau chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine vào tháng 2.2022. Tỉ phú Elon đã từng hạn chế quyền truy cập vào dịch vụ internet vệ tinh ít nhất một lần với Ukraine vào mùa thu năm 2022 khi ông chỉ trích cách Kyiv xử lý cuộc xung đột.
Hết bánh bèo, TWICE biến hoá từ quyến rũ đến cá tính trong MV mới
"Châu Âu phải chấp nhận thách thức này, cuộc chạy đua vũ trang này. Và phải giành chiến thắng", Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk phát biểu khi ông đến hội nghị thượng đỉnh EU tại Brussels (Bỉ) ngày 6.3. "Châu Âu thực sự có khả năng giành chiến thắng trong bất kỳ cuộc đối đầu quân sự, tài chính, kinh tế nào với Nga - chúng ta mạnh hơn", ông Tusk nhấn mạnh."Chúng tôi ở đây để bảo vệ Ukraine", chủ tọa cuộc họp là Chủ tịch Hội đồng châu Âu Antonio Costa, phát biểu khi ông và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen nồng nhiệt chào đón Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.Khi đến dự hội nghị thượng đỉnh EU ngày 6.3, bà der Leyen viết trên mạng xã hội X rằng châu Âu "đang phải đối mặt với một mối nguy hiểm rõ ràng và hiện hữu" và nhấn mạnh tầm quan trọng của hội nghị thượng đỉnh này trong việc thúc đẩy chi tiêu quốc phòng cho châu Âu. "Chúng ta phải có khả năng tự vệ và đưa Ukraine vào vị thế mạnh mẽ", bà von der Leyen viết.Tuy nhiên, nhiều thập niên phụ thuộc vào sự bảo vệ của Mỹ, sự khác biệt về tài chính và cách thức sử dụng năng lực răn đe hạt nhân của Pháp cho châu Âu đã cho thấy EU sẽ khó khăn như thế nào để lấp đầy khoảng trống mà Washington để lại sau khi Mỹ đóng băng viện trợ quân sự cho Ukraine, theo Reuters.Theo NATO, Washington đã cung cấp hơn 40% viện trợ quân sự cho Ukraine vào năm ngoái, trong đó có một số viện trợ châu Âu không thể dễ dàng thay thế. Một số nhà lãnh đạo EU vẫn hy vọng rằng Washington có thể được thuyết phục quay trở lại, theo Reuters.Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 6.3 nhắc lại cam kết của ông là sẽ mở một cuộc tranh luận về việc mở rộng ô dù hạt nhân của Pháp cho các nước châu Âu khác, nhưng ông nhấn mạnh quyết định cuối cùng về việc sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ vẫn nằm trong tay tổng thống nước này, theo Đài Sky News. "Tôi muốn tin rằng Mỹ sẽ vẫn ở phía chúng ta. Nhưng chúng ta cũng phải sẵn sàng nếu Mỹ không còn ở bên chúng ta nữa".Cam kết trên của ông Macron đã nhận phải những phản ứng trái chiều. Tổng thống Gitanas Nauseda của Litva nói rằng "chiếc ô hạt nhân như thế sẽ đóng vai trò răn đe thực sự nghiêm túc đối với Nga". Phía Ba Lan thì nói rằng ý tưởng này đáng để thảo luận trong khi những nước khác, như Đức, nhấn mạnh sự cần thiết phải giữ Mỹ tham gia.Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói rằng châu Âu phải chịu trách nhiệm nhiều hơn cho an ninh của mình và Mỹ sẽ không bảo vệ một đồng minh NATO không chi đủ tiền cho quốc phòng.